Bán Khống – Thảm Họa Kinh Tế Đậm Chất Tài Chính Nhất Trong Lịch Sử Phố Wall

Giới thiệu sách Bán Khống – Thảm Họa Kinh Tế Đậm Chất Tài Chính Nhất Trong Lịch Sử Phố Wall

Bán khống – Thảm họa kinh tế đậm chất tài chính nhất trong lịch sử phố Wall cuốn sách kinh điển về quản trị đưa ra cái nhìn sâu sắc về vị thế của những ông lớn và những gã đầu cơ trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Khi tin tức vế sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ vào cuối năm 2008 được công bố, nó đã gây ra một cú sốc lớn đối với nền kinh tế Mỹ cũng như nhiều người dân, nhưng với những nhà hoạch định chính sách cũng như các chuyên gia phân tích tài chính, đó đã không còn là tin mới. Sự khủng hoảng thực sự đã diễn ra thầm lặng từ năm trước đó trong các thị trường ngách, nơi mặt trời không chiếu đến, nơi Ủy ban Chứng khoán & Hối đoái Mỹ không dám, hay không buồn rờ tới.  Đó là các thị trường phát sinh từ bất động sản, trái phiếu, nơi các gã lập dị  chế ra những loại cổ phiếu bền vững, kiếm lời từ sự khốn khổ của các tầng lớp dưới và trung bình của Mỹ, những người không trả nổi những khoản  nợ của họ. Những kẻ đủ thông minh để hiểu chuyện gì đang xảy ra thì tê liệt trong hy vọng hoặc nỗi sợ hãi, và dù là trường hợp nào thì họ cũng đã không nói ra sự thật.

 

Câu hỏi mấu chốt đặt ra là:

  • Những kẻ nào đã biết được sự rủi ro tồn tại trong ảo tưởng về mức tăng không ngừng của giá bất động sản, những rủi ro tăng lên từng ngày bởi sự hình thành các trái phiếu nhân tạo với cơ sở lỏng lẻo là các tài sản thế chấp đáng ngờ?
  • Những kẻ nào đã nhìn thấy trước hố đen này, và kiếm được hàng tỉ đô từ hiểu biết đó?
  • Những phẩm chất nào khiến số ít này khăng khăng giữ lập trường, trong khi đồng nghiệp và bạn bè cười nhạo họ là những gã nhát cáy?

Từ một nhúm những gã chẳng lấy gì làm anh hùng cho lắm ấy, Michael Lewis, tác giả cuốn sách từng đứng đầu trong danh sách New York Times Best-sellers, Trò bịp trên phố Wall, đã viết nên một câu chuyện hấp dẫn và khác thường, chẳng kém gì những tác phẩm trước đây của ông, Bán khống – Thảm họa kinh tế đậm chất tài chính nhất trong lịch sử phố Wall. Cuốn sách một lần nữa chứng minh rằng Michael Lewis là phóng viên thời sự tài năng và hài hước hàng đầu hiện nay khi có thể nói về một thảm họa kinh tế với giọng văn cực kì nhẹ nhàng. Câu chuyện “kinh thiên động địa” nơi phồn hoa nhất của thế giới qua cách miêu tả đầy nghệ thuật của Michael Lewis không chỉ đem đến cho bạn những kiến thức quý báu mà còn là một cuốn sách kinh doanh tuyệt vời để giải trí.

Lý do bạn nên đọc cuốn sách Bán Khống – Thảm Họa Kinh Tế Đậm Chất Tài Chính Nhất Trong Lịch Sử Phố Wall

Một cách hấp dẫn và dễ tiếp cận để tìm hiểu về cuộc khủng hoảng tài chính. Lewis làm rất tốt việc giải thích các khái niệm tài chính phức tạp theo cách mà bất kỳ ai cũng có thể hiểu.

Một câu chuyện có thật hấp dẫn về một nhóm người đã đánh bại hệ thống. Những người bán khống là những kẻ bị ruồng bỏ trên Phố Wall, nhưng họ đã chứng tỏ rằng họ đúng khi thị trường nhà ở sụp đổ.

Lời cảnh tỉnh về những nguy cơ của bong bóng tài sản. Cuốn sách cho thấy bong bóng tài sản có thể gây ra thiệt hại như thế nào cho nền kinh tế và cuộc sống của mọi người.

Nếu bạn quan tâm đến việc tìm hiểu về cuộc khủng hoảng tài chính, Bán Khống – Thảm Họa Kinh Tế Đậm Chất Tài Chính Nhất Trong Lịch Sử Phố Wall là một cuốn sách tuyệt vời để bắt đầu. Đây là một cách hấp dẫn, dễ tiếp cận và nhiều thông tin để tìm hiểu về một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử kinh tế gần đây.

Nhận xét đánh giá dành cho cuốn sách Bán Khống – Thảm Họa Kinh Tế Đậm Chất Tài Chính Nhất Trong Lịch Sử Phố Wall

“Một câu chuyện hấp dẫn và đầy thông tin về một trong những sự kiện kinh tế quan trọng nhất trong lịch sử hiện đại.” – The New York Times

“Một cuốn sách phải đọc cho bất kỳ ai muốn hiểu cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.” – The Wall Street Journal

“Một tác phẩm phi hư cấu xuất sắc, vừa giải trí vừa giáo dục.” – The Washington Post

Thông tin tác giả Michael Lewis

Michael Lewis

Là một tác giả và nhà báo tài chính người Mỹ. Ông cũng là biên tập viên đóng góp cho Vanity Fair từ năm 2019, chủ yếu viết về kinh doanh, tài chính và kinh tế. Ông nổi tiếng với các tác phẩm phi hư cấu, đặc biệt là đề cập đến các cuộc khủng hoảng tài chính và tài chính hành vi.

Các tác phẩm nổi tiếng của ông như: The Fifth Risk, Flash Boys (Cuộc nổi dậy ở Phố Wall), Moneyball và The Big Shot (Bán khống) đều nằm trong danh sách bán chạy của Mỹ.

. Bán Khống – Thảm Họa Kinh Tế Đậm Chất Tài Chính Nhất Trong Lịch Sử Phố Wall . . – . | .

Tay Thầy Trong Tay Con

Giới thiệu sách Tay Thầy Trong Tay Con

Trong kinh Lăng Nghiêm, ở chương Đại Thế Chí Niệm Phật, ta được học rằng trong khi mẹ nhớ con và đi tìm con, nếu con cũng nhớ mẹ và đi tìm mẹ thì thế nào mẹ và con cũng tìm được nhau và hai mẹ con sẽ không bao giờ xa nhau. Điều này cũng đúng với liên hệ thầy và đệ tử: nếu thầy có chủ tâm đi tìm đệ tử trong khi đệ tử cũng có chủ tâm đi tìm thầy thì chắc chắn là thầy và đệ tử sẽ gặp nhau. Thầy tìm được con thì thầy nắm tay con để đi trên con đường thực tập, con trở thành thầy và thầy có trong con. Và như thế trong tay con đã có tay thầy.

Bài kệ xưng tán Pháp Hoa như sau:

  • Đêm tụng kinh Pháp Hoa
  • Tiếng xao động tinh hà
  • Địa cầu vừa tỉnh giấc
  • Lòng đất bỗng đơm hoa
  • Đêm tụng kinh Pháp Hoa
  • Bảo tháp hiện chói lòa
  • Khắp trời Bồ tát hiện
  • Tay Bụt trong tay ta

Tay Bụt trong tay ta có nghĩa là ta được nắm tay Bụt mà đi. Cũng có nghĩa là trong tay ta đã có tay Bụt. Bụt và ta không còn là hai thực tại riêng biệt. Ta và Bụt bất nhị. Lúc ấy thì hạnh phúc ta rất lớn.

Tay Thầy trong tay con – tuyển tập những lá thư thầy viết cho đệ tử. Mỗi lá thư là một chứng tích của tình Thầy, chứa đựng trọn vẹn những gì Thầy muốn trao truyền. Những lá thư ấy không bị giới hạn bởi thời gian, chúng có giá trị miên viễn. Do vậy không thể xếp theo trình tự thời gian để ta có thể đón nhận mỗi lá thư trong một hình thức rất mới, nội dung trao truyền được sống dậy trong thời khắc mà ta đang đọc.

Trong sách chúng ta còn tiếp xúc được những thông bạch mà Thầy đã gởi đi trong những năm qua, mỗi thông bạch như những khuôn thước nền tảng thực tập. Và phần cuối là “Câu chuyện người con trai khờ dại” được Thầy viết tại Phương Bối – Bảo Lộc, Lâm Đồng năm 1961. Đọc câu chuyện để ta cảm thêm sự rộng lớn của tình Thầy qua những lá thư. Chúng ta thấy người con trai trong câu chuyện là một người rất thật, và cho đến nay chưa một lần từ chối làm người “khờ dại” cho tình thương.

Chúng ta cùng đón nhận “mối tình” rất đẹp này và giữ riêng cho mình những gì rất gần, để cùng hiểu, cùng thương và cùng hiến tặng.

Mục lục sách Tay Thầy Trong Tay Con

  • Lời tựa
  • Thư Thầy viết cho đệ tử
  • Thông bạch
  • Câu chuyện ngắn

Thông tin tác giả Thích Nhất Hạnh

Thích Nhất Hạnh

Sinh năm 1926 tại Thừa Thiên – Huế với tên khai sinh là Nguyễn Xuân Bảo, là một thiền sư, giảng viên, nhà văn với bút danh Nguyễn Lang, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình người Việt Nam. Ông sinh ra ở Thừa Thiên Huế, miền Trung Việt Nam, xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi, trở thành một nhà sư vào năm 1949. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973, ông đã sống tại Pháp hơn 40 năm. Ông đã về nước và hiện sống tại Huế kể từ năm 2018.

Thích Nhất Hạnh được một số tờ báo đánh giá là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây chỉ sau Đạt-lại Lạt-ma. Ông là người đưa ra khái niệm “Phật giáo dấn thân” (engaged Buddhism) trong cuốn sách Việt Nam: Hoa sen trong Biển lửa (Vietnam: Lotus in a Sea of Fire) của ông xuất bản năm 1967. Thích Nhất Hạnh đã viết hơn 100 cuốn sách, trong số đó hơn 70 cuốn bằng tiếng Anh. Ông là người vận động cho phong trào hòa bình, với các giải pháp không bạo lực cho các mâu thuẫn.

. Tay Thầy Trong Tay Con . . – . | .

Tri Kỷ Của Bụt

Giới thiệu sách Tri Kỷ Của Bụt

Chúng ta có phải là tri kỷ của Bụt không? Chúng ta có hiểu được Bụt không? Thật ra người ta đã hiểu lầm Bụt rất nhiều. Không phải chỉ những người ngoài đạo Bụt mà ngay trong chính hàng đệ tử của Bụt cũng hiểu lầm Bụt. Bụt không dạy như vậy nhưng người ta nói Bụt dạy như vậy, rất oan cho Bụt. Ta hiểu lầm Bụt, rồi truyền đạt giáo lý của Bụt một cách sai lạc và kéo theo sự hiểu lầm của cả thế hệ tương lai.

Tác phẩm Tri Kỷ Của Bụt làm sáng tỏ được tinh thần rất đặc biệt của Phật giáo là khi tu tập, tìm hiểu về tư tưởng của đạo Bụt thì chúng ta phải sử dụng sự thông minh, khả năng phán xét quyết đoán độc lập của mình để nhận biết mà đừng vội tin vào bất cứ điều gì đã được ghi chép lại trong kinh. Đó là tinh thần của người học Phật, có khả năng tìm hiểu thấu đáo và phê phán tự do.

Với cái thấy thông suốt và hệ thống hóa, với tinh thần nghiên cứu và phê phán tự do, chúng ta có thể thanh lọc được toàn bộ kinh điển và có thể phục hồi được tư tưởng đích thực của đức Thế Tôn, để có thể trở thành tri kỷ của Bụt.

(Làng Mai)

Trích dẫn sách Tri Kỷ Của Bụt

… Thần thánh hóa đức Thế Tôn, biến đạo Bụt thành một tôn giáo thuần túy tín mộ là một trong hai quyến rũ lớn nhất trong lịch sử của đạo Bụt. Việc làm này có thể phát xuất từ tâm từ bi hay ý muốn thành công, nhưng có sự nguy hiểm là nếu ta không duy trì được đạo Bụt nguyên chất thì mai này chúng ta sẽ đánh mất di sản quý báu mà đức Thế Tôn đã để lại…

“Tri kỷ của Bụt” cho chúng ta cơ hội để ôn tụng lại những giáo lý mà Bụt đã đặc biệt dạy cho giới doanh thương và chính trị, những người có tầm ảnh hưởng lớn, biết cách áp dụng tuệ giác của đạo Bụt vào đời sống để họ có thể giúp ích cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội.

Thông tin tác giả Thích Nhất Hạnh

Thích Nhất Hạnh

Sinh năm 1926 tại Thừa Thiên – Huế với tên khai sinh là Nguyễn Xuân Bảo, là một thiền sư, giảng viên, nhà văn với bút danh Nguyễn Lang, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình người Việt Nam. Ông sinh ra ở Thừa Thiên Huế, miền Trung Việt Nam, xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi, trở thành một nhà sư vào năm 1949. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973, ông đã sống tại Pháp hơn 40 năm. Ông đã về nước và hiện sống tại Huế kể từ năm 2018.

Thích Nhất Hạnh được một số tờ báo đánh giá là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây chỉ sau Đạt-lại Lạt-ma. Ông là người đưa ra khái niệm “Phật giáo dấn thân” (engaged Buddhism) trong cuốn sách Việt Nam: Hoa sen trong Biển lửa (Vietnam: Lotus in a Sea of Fire) của ông xuất bản năm 1967. Thích Nhất Hạnh đã viết hơn 100 cuốn sách, trong số đó hơn 70 cuốn bằng tiếng Anh. Ông là người vận động cho phong trào hòa bình, với các giải pháp không bạo lực cho các mâu thuẫn.

. Tri Kỷ Của Bụt . . – . | .

Ý Nghĩa Tâm Linh Của Chính Trị

Giới thiệu sách Ý Nghĩa Tâm Linh Của Chính Trị

Ý nghĩa tâm linh của chính trị của Osho đi sâu vào các khía cạnh cơ bản của những gì cấu thành nên quyền con người từ góc độ tâm linh và triết học. Osho, được biết đến với những lời dạy sâu sắc và táo bạo, thách thức những quan điểm thông thường về quyền con người, kêu gọi người đọc xem xét lại hiểu biết của họ về tự do, bình đẳng và công lý trong bối cảnh chuyển đổi nội tâm và ý thức. Tác phẩm này có thể mang đến sự kết hợp độc đáo giữa tinh thần và trí tuệ thực tế về cách tiếp cận quyền con người vượt ra ngoài các chuẩn mực pháp lý hoặc xã hội, thay vào đó tập trung vào vai trò của cá nhân trong việc công nhận và thể hiện các quyền này trong cuộc sống hàng ngày.

Ý nghĩa tâm linh của chính trị được dịch từ hai bài nói chuyện của Osho vào ngày 25 và 28 tháng 12 năm 1986, tại Bombay, Ấn Độ và được Osho International Foundation xuất bản lần đầu ở dạng sách vào năm 1987, tức ngay 1 năm sau đó. Trong cuốn sách, Osho đi sâu vào bàn về ý nghĩa của tâm linh và chính trị, làm sao để chúng có thể cùng nhau song hành và tạo ra một kỷ nguyên tươi đẹp cho nhân loại. Loài người đã trải qua một thế kỷ XX đầy tang thương và thù hận, đến từ các quyết định chính trị thiếu ý nghĩa tâm linh mà thuần túy vật chất. Osho suốt cuộc đời đã tìm cách cảm hóa nguồn năng lượng bạo lực của con người để có thể tìm ra cách sống chung trong hòa bình cho toàn thế giới.

Thế nhưng chính bản thân ông đã bị bắt và tạm giam vào một năm trước đó, 1985, mà không hề có lệnh bắt từ tòa án, tại North Carolina, Hoa Kỳ. Ông đã rất thất vọng với cách hành xử của cảnh sát và chính quyền Hoa Kỳ, và đối với ông đó là một sự thất bại của tuyên ngôn phổ quát về quyền con người. Cuốn sách này được viết ra trong bối cảnh đó nên không khó hiểu khi nó chứa đựng nhiều phân tích sắc bén có đôi phần sâu cay của ông đối với bản tuyên ngôn về quyền con người năm 1948. Thế nhưng ông vẫn luôn có một niềm hy vọng rằng, bằng cách vượt qua những hạn chế và thiếu sót của bản tuyên ngôn này thì loài người có thể thực sự bước vào một kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên mà loài người tìm được ý nghĩa tâm linh trong chính trị.

Mục lục sách Ý Nghĩa Tâm Linh Của Chính Trị

  • 1. Tuyên ngôn phổ quát về Quyền con người: Nó có nghĩa là gì?
  • 2. Kỷ niệm Tuyên bố của Liên Hiệp Quốc: Một hành động đạo đức giả
  • 3. Nhân quyền phổ quát cho nhân loại mới
  • 4. Liên Hiệp Quốc và “Tai họa chiến tranh”
  • 5. Bắt đầu lại: Lộ trình cho một cuộc cách mạng về ý thức
  • 6. Hoan hô nước Mỹ ư?
  • 7. Bây giờ hoặc không bao giờ
  • 8. Mọi phụ nữ nên cố gắng ngăn chặn chiến tranh
  • 9. Một nền công nghệ nhân tính hơn
  • 10. Từ trả thù đến lòng trắc ẩn
  • 11. Công chức, Nhà truyền giáo và những người như vậy
  • 12. Dù hậu quả thế nào, hãy thành thực
  • 13. Thiên tài thì sáng tạo, thiền nhân thì khám phá
  • 14. Chuông nguyện hồn ngươi đó
  • 15. Mọi đám đông đều là đám hỗn tạp
  • 16. Chủ nghĩa khủng bố nằm trong vô thức của bạn
  • 17. Tự do và tình yêu, cốt lõi và ngoại vi
  • 18. Hành trình từ hy vọng đến vô vọng
  • Phần kết: Một thời điểm vô cùng quý giá

Thông tin tác giả Osho

Osho

Là một nhân vật “ngoại hạng”, bởi vì ông không thể được xếp vào một trường phải cụ thể nào. Hàng ngàn bài giảng ông chia sẻ bao trùm mọi chủ đề – từ việc khám phá ý nghĩa tồn tại của bản thân cho đến những vấn đề khẩn thiết nhất của xã hội đương thời hay vấn đề liên quan đến chính trị. Osho nói: “Hãy nhở, bất cứ điều gì tôi đang chia sẻ không chỉ dành cho bạn… mà tôi cũng đang trò chuyện với cả những thế hệ tương lai nữa”.

Tờ Sunday Times của London mô tả Osho là một trong “1.000 Người kiến tạo của thế kỷ 20”. Còn tờ Sunday Mid-Day của Ấn Độ bình chọn Osho là một trong mười người – cùng với Gandhi, Nehru và Đức Phật – thay đổi vận mệnh của Ấn Độ.

Osho xác nhận rằng ông đang tạo điều kiện cho sự ra đời của một chủng loại người mới. Ông thường gọi “loài người mới” này là “Zorba Phật” – hình tượng kết hợp giữa Zorba “tay chơi Hy Lạp”, đại diện cho chủ nghĩa khoái lạc và sự an nhiên tự tại của Đức Phật Cô Đàm.

Osho còn được biết đến với những đóng góp mang tính cách mạng trong lĩnh vực chuyển hóa nội tâm thông qua thiền định. Phương pháp thiền của Osho (Active Meditation) giúp giải tỏa căng thẳng cho cả thân và tâm, từ đó mọi người dễ dàng trải nghiệm sự an nhiên, tính tại trong cuộc sống thường nhật.

. Ý Nghĩa Tâm Linh Của Chính Trị . . – . | .

Thiên Văn Học – Khái Lược Những Tư Tưởng Lớn (Bìa Cứng)

Giới thiệu sách Thiên Văn Học – Khái Lược Những Tư Tưởng Lớn (Bìa Cứng)

Thiên văn học –  tựa sắp xuất bản trong bộ Khái lược những tư tưởng lớn. Cuốn sách mở ra hành trình khám phá vũ trụ từ thời cổ đại cho đến ngày nay. Mời các bạn đón đọc

Thông tin tác giả DK

DK

Dorling Kindersley (DK) là một nhà xuất bản đa quốc gia, có trụ sở chính tại Anh quốc. Với hơn 45 năm kinh nghiệm trong ngành xuất bản, các ấn phẩm của DK có độ phủ lớn, bao quát nhiều chủ đề, được dịch ra tới 63 ngôn ngữ.

. Thiên Văn Học – Khái Lược Những Tư Tưởng Lớn (Bìa Cứng) . . – . | .

Thực Hành Khắc Kỷ

Giới thiệu sách Thực Hành Khắc Kỷ

Một số người gục ngã trước nghịch cảnh, một số khác kiên cường đứng vững và vượt qua số phận. Người ta thường nghĩ đây là khả năng bẩm sinh mà chỉ một số người mới có, nhưng may mắn thay, điều này không đúng và chúng ta có thể rèn luyện để trở nên bình thản và kiên cường hơn trước khó khăn.

Kết hợp những thấu kiến của triết học khắc kỷ cổ đại với những kỹ thuật tâm lý học đương đại như thả neo và đóng khung, triết gia William B. Irvine cung cấp một chiến lược đơn giản bất ngờ để đương đầu với những thách thức của cuộc sống – từ những trở ngại nhỏ bé như tắc đường hay bị hoãn chuyến bay đến những thử thách lớn mà nhà vật lý học Stephen Hawking, người mất dần khả năng cử động, và nhà văn Jean Dominique Baubby, người mắc hội chứng khóa trong, trải qua.

Hãy thực hành chiến lược “bài kiểm tra khắc kỷ” và biết đâu đấy, sẽ có ngày bạn thấy mình vui mừng khi gặp một trở ngại nho nhỏ: “Nào, các vị thần khắc kỷ, cho tôi xem hôm nay các ngài muốn kiểm tra điều gì?”

Cuốn sách Thực Hành Khắc Kỷ được chia thành 3 phần:

Phần 1: Giới thiệu về triết học Khắc kỷ

  • Giới thiệu lịch sử và những nguyên tắc cốt lõi của triết học Khắc kỷ.
  • Giải thích sự khác biệt giữa triết học Khắc kỷ và các trường phái triết học khác.
  • Đưa ra những ví dụ về những người đã áp dụng triết học Khắc kỷ thành công trong cuộc sống.

Phần 2: Áp dụng triết học Khắc kỷ vào cuộc sống

  • Hướng dẫn cách phân biệt những gì nằm trong tầm kiểm soát và những gì nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân.
  • Chia sẻ các kỹ thuật giúp bạn kiểm soát cảm xúc và suy nghĩ.
  • Đưa ra lời khuyên về cách đối mặt với những khó khăn và thử thách trong cuộc sống.
  • Giới thiệu các bài tập thực hành giúp bạn áp dụng triết học Khắc kỷ vào cuộc sống hàng ngày.

Phần 3: Những ứng dụng nâng cao của triết học Khắc kỷ

  • Giải thích cách áp dụng triết học Khắc kỷ vào các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, như công việc, các mối quan hệ, và sức khỏe.
  • Chia sẻ những câu chuyện về những người đã áp dụng triết học Khắc kỷ để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
  • Đưa ra lời khuyên về cách sống một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa.

“Thực Hành Khắc Kỷ” là một hướng dẫn thực tiễn và dễ hiểu giúp bạn áp dụng triết học Khắc kỷ vào cuộc sống hàng ngày. Cuốn sách phù hợp với những ai đang tìm kiếm một lối sống bình an và hạnh phúc hơn, bất kể họ đang phải đối mặt với những khó khăn gì.

Nội dung chính của cuốn sách Thực Hành Khắc Kỷ

Phân biệt những gì nằm trong tầm kiểm soát và những gì nằm ngoài tầm kiểm soát:

Triết học Khắc kỷ cho rằng, chúng ta chỉ có thể kiểm soát suy nghĩ và hành động của bản thân, còn những thứ khác như thời tiết, tai nạn, hay hành động của người khác đều nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Việc tập trung vào những thứ mà chúng ta không thể kiểm soát chỉ dẫn đến sự lo lắng và thất vọng. Thay vào đó, chúng ta nên tập trung vào những thứ mà chúng ta có thể kiểm soát và thay đổi.

Kỹ thuật phân biệt:

Kỹ thuật phân biệt là một công cụ giúp bạn phân biệt những gì nằm trong tầm kiểm soát và những gì nằm ngoài tầm kiểm soát. Khi bạn gặp phải một vấn đề, hãy tự hỏi bản thân: “Liệu tôi có thể kiểm soát được điều này hay không?”. Nếu câu trả lời là “không”, hãy chấp nhận nó và tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát.

Kỹ thuật hoán đổi:

Kỹ thuật hoán đổi là một công cụ giúp bạn thay đổi suy nghĩ tiêu cực thành suy nghĩ tích cực. Khi bạn có một suy nghĩ tiêu cực, hãy tự hỏi bản thân: “Liệu suy nghĩ này có giúp ích cho tôi hay không?”. Nếu câu trả lời là “không”, hãy thay thế nó bằng một suy nghĩ tích cực hơn.

Kỹ thuật chấp nhận:

Kỹ thuật chấp nhận là một công cụ giúp bạn chấp nhận những điều mà bạn không thể thay đổi. Khi bạn gặp phải một sự kiện tiêu cực, hãy tự nhủ với bản thân: “Điều này đã xảy ra và tôi không thể thay đổi nó”. Sau đó, hãy tập trung vào việc tìm kiếm giải pháp để đối phó với sự kiện đó.

Cuốn sách Thực Hành Khắc Kỷ cung cấp nhiều ví dụ thực tế và bài tập giúp bạn dễ dàng áp dụng những kỹ thuật này vào cuộc sống.

Sách Thực Hành Khắc Kỷ sẽ giúp bạn:

  • Giảm căng thẳng và lo lắng.
  • Tăng cường sự tự tin và bản lĩnh.
  • Nâng cao khả năng đối mặt với khó khăn.
  • Sống một cuộc sống bình an và hạnh phúc hơn.

Nếu bạn đang tìm kiếm một cuốn sách giúp bạn cải thiện cuộc sống, cuốn sách Thực Hành Khắc Kỷ là một lựa chọn tuyệt vời.

Trích dẫn sách Thực Hành Khắc Kỷ

“Đây là lý do họ nghĩ ra cái mà tôi gọi là chiến lược kiểm tra khắc kỷ. Để sử dụng nó, ta giả định rằng những trở ngại mà ta vấp phải không chỉ đơn giản là những nỗi khổ không đáng có, mà là những bài kiểm tra tài khéo và tinh thần kiên cường của ta, do các vị thần khắc kỷ tưởng tượng cai quản. Để vượt qua những bài kiểm tra đó, ta không chỉ phải tìm ra cách giải quyết hiệu quả đối với những trở ngại mà còn phải tránh bộc phát những cảm xúc tiêu cực.”

Thông tin tác giả William B. Irvine

William B. Irvine

Là một giáo sư triết học tại trường Đại học Wright State. Ông là tác giả của nhiều đầu sách bán chạy trong đó có Chủ nghĩa Khắc kỷ – Phong cách sống bản lĩnh và bình thản, ông cũng có nhiều bài viết được đăng tải trên các tạp chí Huffington Post, Salon, Time. Ông hiện đang sống tại Dayton, bang Ohio, Mỹ.

. Thực Hành Khắc Kỷ . . – . | .

Ả Đào – Một Khảo Cứu Về Lịch Sử Và Hệ Âm Luật

Giới thiệu sách Ả Đào – Một Khảo Cứu Về Lịch Sử Và Hệ Âm Luật

“Trong nền âm nhạc dân tộc, Ả đào/Cô đầu có lẽ là đề tài nổi trội nhất, đã đi vào thơ ca, văn chương với tư cách một thể loại bao trùm đời sống xã hội từ thành thị tới nông thôn.” – Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền

Ngày 1/10/2009, UNESCO chính thức ghi danh nghệ thuật Ca trù của Việt Nam vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Trước giờ phút đó, hẳn ít ai biết được rằng trong kho tàng âm nhạc cổ truyền dân tộc có sự tồn tại của một loại hình nghệ thuật mang tên Ca trù. Cũng không mấy ai biết rằng nó vốn có tên Ả đào, Cô đầu, Hát Ca công, Hát nhà tơ… Còn trong cung vua phủ chúa danh giá thời xưa, nó được gọi là Hát cửa quyền.

Trong giới những nghệ nhân cao tuổi cuối cùng của loại hình này, vẫn thấy lan truyền câu chuyện than phiền, rằng đào kép trẻ theo Ca trù hiện nay phần lớn đều “đàn hát không có phách, không đúng khuôn khổ”. Điều này dẫn đến một thực tế là nếu các nghệ nhân nhà nghề nói đúng thì hiện trạng của Ca trù thế hệ tiếp nối quả là đáng báo động. Có nghĩa, giới trẻ kế thừa đã và đang đàn hát sai hoàn toàn so với chuẩn mực của Ca trù trong cổ truyền. Vậy thế nào là chuẩn mực cổ điển của Ca trù? Liệu có cách nào giải quyết vấn đề này?

Nếu trước đây từng có nhiều tài liệu và cuốn sách viết về Ả đào (hay Ca trù) dưới góc nhìn lịch sử, văn học hay khảo cứu tư liệu Hán Nôm, thì trong “Ả Đào – Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật”, tác giả – nhà nghiên cứu âm nhạc Bùi Trọng Hiền lại chọn một cách tiếp cận khác: đi sâu vào các khía cạnh lịch sử, không gian văn hóa và hệ âm luật của chính loại hình nghệ thuật cổ truyền này.

Qua 7 phần nội dung, bạn đọc sẽ từng bước đi vào thế giới đầy tính nghệ thuật, đậm tinh thần văn hóa Việt Nam của hát Ả đào, và hiểu được lý do vì sao loại hình âm nhạc này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới:

  • Phần 1: Không gian văn hóa – chức năng xã hội và những hình thức biểu hiện của nghệ thuật Ả đào: Đem đến cái nhìn toàn diện hơn về thể loại nhạc hơn nghìn năm tuổi này.
  • Phần 2: Khổ phách – khổ đàn: Làm sáng tỏ những khuôn thước trong bài bản bấy lâu nay vẫn được xem như bí truyền của giới nghề. Mọi vấn đề đưa ra đều được minh họa bằng những ví dụ đoạn nhạc ký âm chi tiết.
  • Phần 3: Cung điệu nhạc Ả đào: Với phương pháp tiếp cận mới, hệ thống cung điệu nhạc Ả đào đã được định nghĩa theo cách nhìn khoa học âm nhạc. Từ đó xác định có bao nhiêu loại cung điệu trong thể loại, cấu tạo các cung điệu ứng với hệ thống bài bản Ả đào như thế nào.Đây là một trong những phát hiện mới mẻ, quan trọng của công trình.
  • Phần 4: Hình thức – cấu trúc bài bản: Thông qua phần này, đào kép thế hệ mới hoàn toàn có thể tiếp cận, nhận diện bài bản một cách dễ dàng và khoa học cũng như hiểu thêm về vai trò, chức năng của chúng trong nhạc Ả đào.
  • Phần 5: Nghệ thuật trống chầu: Căn cứ vào lời giảng của nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ, kết hợp với tài liệu dạy trống chầu ấn hành từ đầu thế kỷ 20 cùng các căn cứ trong tư liệu vang, đã tổng kết toàn diện và từng phần chi tiết nguyên tắc chơi trống chầu của quan viên Ả đào.
  • Phần 6: Nhà hát Cô đầu – Góc nhìn lịch sử văn hóa: Đưa ra một cách nhìn khác về nhà hát Cô đầu, một cách nhìn nhân văn hơn với thế hệ những nghệ sĩ Ả đào – họ đã trở thành một phần của lịch sử văn hóa dân tộc.
  • Phụ lục ảnh: 14 trang ảnh tư liệu đào kép thế kỷ 20 (in màu sắc nét)

Chúng ta đang cố gắng xây dựng một nền công nghiệp văn hóa. Vậy hãy cùng ngược dòng lịch sử để xem cha ông ta đã biết cách thương mại hóa một nghệ thuật âm nhạc đỉnh cao như thế nào qua cuốn sách Ả Đào: Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật. Hy vọng các đào kép thế hệ mới sẽ nhận diện được khuôn vàng thước ngọc của cha ông, hiệu chỉnh lại lời ca, lá phách, tiếng đàn của mình về với đúng chuẩn mực Ả đào cổ điển. Và như thế, di sản vô giá nghìn năm tuổi mới được bảo tồn nguyên vẹn, đúng nghĩa.

Đọc cuốn sách, bạn đọc sẽ từng bước đi vào thế giới đầy tính nghệ thuật, đậm tinh thần văn hóa Việt Nam của hát Ả đào, và hiểu được lý do vì sao loại hình âm nhạc này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

“Ả Đào – Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật” sẽ cùng độc giả ngược dòng lịch sử để xem cha ông ta đã biết cách thương mại hóa một nghệ thuật âm nhạc đỉnh cao như thế nào.

Trích đoạn sách Ả Đào – Một Khảo Cứu Về Lịch Sử Và Hệ Âm Luật

“Bàn về kỹ thuật róc phách của các danh kỹ Ả đào thượng thặng thời đầu thế kỷ 20 như Chu Thị Bốn, Chu Thị Năm, Trương Bẩy, Bích Thạch Hồn, Quách Thị Hồ, Nguyễn Thị Phúc… không phải vô cớ mà nhà văn Nguyễn Tuân lại nhận định rằng “tiếng sóc phách của họ đủ khiến cho người nằm thiên cổ phải tung nắp ván thiên ngồi nhỏm dậy…”

“Trong nền âm nhạc dân tộc, Ả đào/ Cô đầu có lẽ là đề tài nổi trội nhất, đã đi vào thơ ca, văn chương với tư cách một thể loại bao trùm đời sống xã hội từ thành thị tới nông thôn. Trong đó, rất nhiều tác phẩm nổi tiếng, có chỗ đứng vững chắc trong nền văn học như Ai hát giữa rừng khuya, Thần hổ của TchyA Đái Đức Tuấn, Chiếc lư đồng mắt cua, Đới Roi, Chùa Đàn của Nguyễn Tuân, Đứa con người cô đầu của Kim Lân, hay Giai thoại một chầu hát không tiền khoáng hậu – Thạch Lam thẩm âm của Đinh Hùng…”

Thông tin tác giả Bùi Trọng Hiền

Bùi Trọng Hiền

Tác giả Bùi Trọng Hiền là nhà nghiên cứu có tiếng trong lĩnh vực âm nhạc cổ truyền và văn hóa dân gian Việt Nam. Ông có nhiều cống hiến cho việc phục dựng và nghiên cứu chuyên sâu âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Trong hành trình nghiên cứu và tìm tòi khám phá những ngóc ngách bí ẩn của lịch sử âm nhạc dân tộc, ông đã có những đóng góp đáng kể, đặc biệt là đối với Ả đào và Cồng chiêng Tây Nguyên – cả hai đều được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Ngoài Ả Đào: Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật, tác giả Bùi Trọng Hiền còn từng xuất bản cuốn sách chuyên khảo Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên. Hiện tại, ông đang công tác tại Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam.

. Ả Đào – Một Khảo Cứu Về Lịch Sử Và Hệ Âm Luật . . – . | .

Kiến Giải Về Giáo Dục

Giới thiệu sách Kiến Giải Về Giáo Dục

Kiến giải về giáo dục của J. Krishnamurti là một cuộc tìm hiểu sâu sắc về bản chất của giáo dục, nhấn mạnh rằng giáo dục thực sự vượt xa việc tiếp thu kiến thức để bao trùm sự phát triển toàn diện của con người. Krishnamurti lập luận rằng giáo dục không chỉ nên chuẩn bị cho cá nhân một nghề nghiệp hay những vai trò xã hội mà còn nhằm mục đích mang lại hiểu biết sâu sắc về bản thân và mối quan hệ của một người với thế giới. Điều này liên quan đến việc thúc đẩy một môi trường không bị thống trị bởi sợ hãi và quyền lực, thay vào đó cho phép sự tự do, sáng tạo và tư duy phản biện.

Tầm nhìn của Krishnamurti về giáo dục thách thức các phương pháp truyền thống, cho thấy một cách tiếp cận toàn diện là cần thiết đối với việc nuôi dưỡng sự tự nhận thức, lòng từ bi và ý thức về sự kết nối. Các luận điểm của ông khuyến khích các nhà giáo dục, phụ huynh và học sinh xem xét lại mục đích và phương pháp giáo dục, ủng hộ một hệ thống ưu tiên sự phát triển nội tại và hạnh phúc của cá nhân hơn là nhu cầu xã hội hoặc kinh tế.

Bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc sống trong giáo dục, Krishnamurti trình bày một quan điểm cấp tiến nhưng thiết yếu về cách giáo dục có thể dẫn đến một cá nhân yên bình, hòa nhập hơn, người thực sự nhận thức được con người thật của chính họ và có khả năng đóng góp cho một thế giới hài hòa. Cuốn sách của ông là lời kêu gọi chuyển đổi các phương pháp giáo dục để nuôi dưỡng toàn diện tiềm năng của mỗi con người.

Mục lục sách Kiến Giải Về Giáo Dục

  • Lời tựa
  • 1. Mục đích sống
  • 2. Giáo dục và mục đích sống
  • 3. Mục tiêu của giáo dục
  • 4. Giáo dục nhà giáo dục
  • 5. Cá nhân và xã hội
  • 6. Sợ hãi, lo âu, trống rỗng
  • 7. Trống rỗng, cô đơn, buồn rầu, chết
  • 8. Một mình với sự chết
  • 9. Quá trình bị định hình
  • 10. Giáo dục và quá trình bị định hình
  • 11. Mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh
  • 12. Trẻ em và người lớn
  • 13. Quan sát mối quan hệ
  • 14. Mối quan hệ với thế giới và con người
  • 15. Mối quan hệ với thiên nhiên (Làm việc bằng đôi tay)
  • 16. Con người thống nhất
  • 17. Con người thống nhất (Vai trò của nhà giáo dục)
  • 18. Bộ não và trí óc
  • 19. Kiến thức, ký ức, kinh nghiệm, suy nghĩ
  • 20. Quá trình suy nghĩ, quá trình cái tôi
  • 21. Căn tính và đồng nhất
  • 22. Tập trung, nhận thức và chú tâm
  • 23. Lắng nghe, nhìn, học hỏi
  • 24. Tự do
  • 25. Tự do và trật tự trong trường học
  • 26. Sợ hãi và uy quyền trong trường học
  • 27. Thấu suốt
  • 28. Tìm hiểu và nghiên cứu
  • 29. Nghiên cứu với học sinh
  • 30. So sánh và cạnh tranh
  • 31. Sự hài hòa giữa cơ thể, trí óc và trái tim
  • 32. Cùng nhau suy nghĩ
  • 33. Cùng nghĩ về giáo dục
  • 34. Suy nghĩ phủ định
  • 35. Trí thông minh
  • 36. Trí thông minh, tư duy toàn cầu và giáo dục
  • 37. Trí thông minh và sự tài giỏi
  • 38. Trí óc khoa học và trí óc tôn giáo
  • 39. Trí óc khoa học và trí óc tôn giáo (với học sinh)
  • 40. Năng lượng sáng tạo
  • 41. Trí óc hữu thức và trí óc vô thức
  • 42. Ý thức chung
  • 43. Ý nghĩa của các môn học
  • 44. Hành động đúng
  • 45. Xuất sắc
  • 46. Giáo dục và cách mạng
  • 47. Yêu thương và trắc ẩn
  • 48. Yêu thương, trắc ẩn và khôn ngoan
  • 49. Im lặng và thiền
  • 50. Thiền với học sinh
  • 51. Thiền và giáo dục
  • Phụ lục

Thông tin tác giả J. Krishnamurti

J. Krishnamurti

Sinh (1895-1986) là một tác gia và nhà diễn thuyết nổi tiếng về triết học và các vấn đề tinh thần. Các chủ đề ông quan tâm thường là: mục đích của thiền định, mối quan hệ giữa con người, phương cách để tạo nên sự thay đổi xã hội tích cực trên phạm vi toàn cầu. Cuộc sống và những lời dạy của Jiddu Krishnamurti trải dài trong phần lớn thế kỷ XX, được nhiều người tôn vinh là một con người có ảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức nhân loại trong thời đại hiện nay.

Toàn bộ tác phẩm của Jiddu Krishnamurti và các tác phẩm viết về ông tương đương với khoảng 400 quyển sách cỡ trung. Đã có trên 70 đầu sách tổng hợp nội dung từ những buổi diễn thuyết, thảo luận trên khắp thế giới của Krishnamurti được phát hành và tái bản nhiều lần.

Ở tuổi 90, Kisthnamurit đã diễn thuyết tại Liên Hợp Quốc về chủ đề hòa bình và nhận thức. Ông được trao tặng Huân chương Hòa Bình của Liên Hợp Quốc vào năm 1984. Những tác phẩm khác đã được xuất bản ở Việt Nam: Bạn đang nghịch gì với đời mình?,Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống, Tự do vượt trên sự hiểu biết….

. Kiến Giải Về Giáo Dục . . – . | .

Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỉ XX

Giới thiệu sách Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỉ XX

Tác phẩm Lịch sử Việt Nam, từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX này là sự kết hợp của hai chuyên khảo mang tính kinh điển về lịch sử và văn hóa Việt Nam của Giáo sư Lê Thành Khôi, người thuộc về số ít các sử gia Việt đương đại quan trọng nhất. Đó là cuốn Le Viêt-Nam, Histoire et Civilisation (Việt Nam, Lịch sử và Văn minh, Nxb Minuit, Paris, 1955) và Histoire du Viêt Nam, des origines à 1858 (Lịch sử Việt Nam, từ nguồn gốc đến năm 1858, Nxb Sud-Est Asie, Paris, 1982).

Công trình từ lâu đã được các nhà Việt Nam coi như sách tham khảo căn bản khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam. Đây là lần đầu tiên tác phẩm được coi như kiệt tác sử học này được xuất bản bằng tiếng Việt.

 

Cuốn sách Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỉ XX được chia làm 11 chương, bao quát lịch sử Việt Nam từ thời tiền sử đến giữa thế kỷ XX.

  • Chương 1: Giới thiệu về địa lý, dân tộc và văn hóa Việt Nam
  • Chương 2: Thời tiền sử và các thời kỳ văn hóa Đông Sơn
  • Chương 3: Thời kỳ Bắc thuộc (111 TCN – 938 SCN)
  • Chương 4: Các triều đại phong kiến độc lập (938 – 1858)
  • Chương 5: Xã hội Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
  • Chương 6: Kinh tế Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
  • Chương 7: Văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
  • Chương 8: Việt Nam dưới ách đô hộ của thực dân Pháp (1858 – 1945)
  • Chương 9: Phong trào Cần Vương và Duy Tân
  • Chương 10: Cách mạng tháng Tám và Quốc gia Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
  • Chương 11: Kháng chiến chống Pháp và Mỹ (1945 – 1954)

Giá trị cuốn sách Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỉ XX

  • Tính khoa học, chính xác và khách quan: Cuốn sách được viết dựa trên các nguồn tài liệu khoa học uy tín, đảm bảo tính chính xác và khách quan trong việc trình bày các sự kiện lịch sử.
  • Nội dung phong phú, đa dạng: Cuốn sách bao quát lịch sử Việt Nam từ thời tiền sử đến giữa thế kỷ XX, cung cấp cho người đọc một cái nhìn toàn diện về các giai đoạn phát triển chính của đất nước.
  • Cách viết dễ hiểu, phù hợp với nhiều đối tượng độc giả: Cuốn sách sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, phù hợp với cả những người không chuyên nghiên cứu về lịch sử.
  • Giá trị giáo dục cao: Cuốn sách giúp người đọc hiểu rõ hơn về nguồn gốc, quá trình phát triển và những thành tựu lịch sử của dân tộc Việt Nam, từ đó hun đúc lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc.

Nhận định của chuyên gia dành cho cuốn sách Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỉ XX

“Cũng như nhiều người nghiên cứu Việt Nam, tôi đã sử dụng, trong gần ba mươi năm, quyển Le Việt Nam, Histoire et civilisation của Lê Thành Khôi do Editionds de Minuit xuất bản năm 1955. Nhưng sau đó tôi gần như hoàn toàn lệ thuộc vào kiệt tác của anh mà nhiều người đã ca ngợi: L’Histoire du Việt-Nam des origines à 1858, do Sud-Est Asie xuất bản năm 1982.” – Georges Condominas, nhà dân tộc học Pháp

“Giáo sư Lê Thành Khôi là một nhà sử học, một học giả uyên bác trên nhiều lĩnh vực, một nhà văn hoá lớn của đất nước.” – Giáo sư Phan Huy Lê

Thông tin tác giả Lê Thành Khôi

Lê Thành Khôi

Giáo sư Lê Thành Khôi sinh năm 1923 tại Hà Nội, là một nhà sử học, nhà giáo dục học, nhà kinh tế học và nhà văn nổi tiếng người Việt Nam, được biết đến với những nghiên cứu sâu rộng về lịch sử Việt Nam, đặc biệt là về thời kỳ phong kiến và cận đại. Ông lấy bằng tiến sĩ về kinh tế học năm 1949 tại Paris, Pháp, sau đó tốt nghiệp Học viện Luật pháp quốc tế tại Den Haag, Hà Lan. Ông đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Việt Nam và có những đóng góp to lớn cho việc khẳng định vị trí của lịch sử Việt Nam trên trường quốc tế.

. Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỉ XX . . – . | .

Cái Giá Của Đặc Quyền

Giới thiệu sách Cái Giá Của Đặc Quyền

Cái giá của đặc quyền là cuốn sách cần thiết cho các bậc phụ huynh đang hoang mang với những vấn đề ở đứa con tuổi teen của mình. Họ không hiểu vì sao những đứa trẻ dường như “có đủ thứ” mà vẫn khó chịu, ủ dột, thiếu động lực, thậm chí là “hư hỏng”; họ không biết mình đã sai ở đâu và cần bước tiếp như thế nào, không xác định được đâu là những biểu hiện “bình thường” ở một đứa trẻ tuổi teen và đâu là những dấu hiệu cho thấy con cần được can thiệp, hỗ trợ…

Trong cuốn sách này, Tiến sĩ Madeline Levine, một nhà tâm lí học lâm sàng nổi tiếng, đã cảnh báo về một đại dịch sức khỏe tâm thần đang hủy hoại những đứa trẻ vị thành niên xuất thân từ các gia đình giàu có ở Mĩ, chủ yếu là do cách nuôi dạy đầy áp lực và can thiệp quá mức khiến sự phát triển ý thức về cái tôi ở trẻ bị cản trở. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, dù có vẻ ngoài tự tin, sáng sủa, có thành tích nổi trội và kĩ năng xã hội xuất sắc, đám trẻ xuất thân từ các gia đình giàu có ở Mĩ đang có tỉ lệ mắc trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện và rối loạn lo âu cao hơn thanh thiếu niên ở bất kì nhóm kinh tế xã hội nào khác. Chủ nghĩa vật chất, áp lực thành tích, chủ nghĩa hoàn hảo và sự thiếu kết nối đang hợp sức lại tạo thành một cơn bão khủng khiếp tàn phá những đứa trẻ nhiều đặc quyền.

Cuốn sách viết về hiện trạng nhức nhối ở Mĩ nhưng hẳn sẽ khiến không ít độc giả Việt Nam giật mình nhận ra rằng cha mẹ Việt cũng đang phải đối mặt với những vấn đề tương tự, thậm chí còn ở mức độ phổ biến hơn nhiều. Đó là do trong nền văn hóa mà chúng ta đang sống, đa số các bậc cha mẹ đều tin rằng họ nên và cần phải chịu hi sinh vất vả để con cái có một tương lai tốt đẹp hơn.

Bằng sự đồng cảm và cũng rất thẳng thắn, Madeline Levine đã chỉ ra những ảnh hưởng độc hại từ nền văn hóa giàu có cùng các phong cách làm cha mẹ đầy thiện chí nhưng hết sức sai lầm. Tác giả cũng đưa ra những lời khuyên sâu sắc và thực tế nhằm cung cấp cho phụ huynh các giải pháp hiệu quả để họ có thể giúp con và cũng tự giúp mình vượt qua giai đoạn đầy thử thách của hành trình làm cha mẹ này.

Nội dung chính của cuốn sách Cái Giá Của Đặc Quyền

Phần I: Những đứa trẻ “nguy cơ cao” kiểu mới ở Mĩ

  • Chương 1: Nghịch lí của đặc quyền
  • Chương 2: Đại dịch sức khỏe tinh thần không hề ẩn giấu trong nhóm trẻ nhiều đặc quyền
  • Chương 3: Vì sao tiền không mua được sức khỏe tâm thần

Phần II: Nền văn hóa giàu có đang cản trở sự phát triển cái tôi ra sao

  • Chương 4: Thế nào là một “cái tôi” khỏe mạnh?
  • Chương 5: Mỗi độ tuổi một chiến lược làm cha mẹ

Phần III: Nuôi dạy những đứa trẻ tự chủ

  • Chương 6: Mọi sự khác biệt đều nằm ở cách chúng ta kết nối
  • Chương 7: Kỉ luật và kiểm soát: nhiệm vụ khó khăn khi phải vào “vai ác”

Phần IV: “Hãy đeo mặt nạ dưỡng khí cho mình trước!”

  • Chương 8: Những thách thức của việc làm cha mẹ trong nền văn hóa giàu có
  • Chương 9: Có tất cả trừ thứ ta cần nhất: sự đơn độc của những bà mẹ giàu có

Một số lời khen tặng dành cho cuốn sách Cái Giá Của Đặc Quyền

“Điều khiến tôi biết ơn hơn cả là Madeline Levine không chỉ giúp chúng ta nhận biết, nhìn tỏ vấn đề, mà còn đưa ra rất nhiều công cụ, giải pháp để giúp mỗi người có thể hình thành chiến lược của riêng mình trong hành trình nuôi dạy nên những đứa trẻ hạnh phúc, tự tin và tự chủ. Đây thực sự là cuốn sách cần thiết đối với các bậc cha mẹ hiện đại!” – Nguyễn Hà Thành – Chuyên gia tâm lí, đồng sáng lập Đường dây nóng Ngày mai, chuyên gia giáo dục của Tổ chức giáo dục FPT

“Một cuốn sách rất quan trọng và kịp thời đã phơi bày những mặt tối của sự sung túc. Levine vừa chỉ ra sự tàn phá mà nền văn hóa chạy theo vật chất gây ra cho bọn trẻ, vừa bày tỏ lòng bao dung, sự tử tế đối với những bậc phụ huynh vốn nhiều đặc quyền nhưng cũng đang chật vật mỗi ngày. Với sự thông thái và thấu hiểu, tác giả đã chỉ ra một con đường giúp chúng ta hướng đến sự chân thật và kết nối”. – Jean Kilbourne – Tác giả cuốn Can’t Buy My Love:How Advertising Changes the Way We Think and Feel

“Cuốn sách là lời cảnh tỉnh cần thiết cho rất nhiều cha mẹ Việt: Dù bạn có chăm lo cho con như thế nào đi nữa, nếu không để con tìm thấy chính mình, thì rất có thể cuối cùng bạn sẽ tạo ra những đứa trẻ lệ thuộc và bị tổn thương.” – TS. Cherry Vũ – Tác giả Con mình chẳng lẽ lại “vứt”? và Thế bây giờ mẹ muốn “cái giề”?

Thông tin tác giả Madeline Levine

Madeline Levine

Tiến sĩ Madeline Levine là một nhà tâm lí học với gần 35 năm kinh nghiệm làm bác sĩ lâm sàng, nhà tư vấn, nhà giáo dục, đồng thời là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy. Bà cũng là giảng viên về các vấn đề ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên. Levine là mẹ của ba cậu con trai đã trưởng thành và mới lên chức bà nội.

. Cái Giá Của Đặc Quyền . . – . | .